Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng ở Phú Thọ

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng ở Phú Thọ

06/07/2020 0 By canhdep.vn

Đền Hùng là một quần thể du lịch đền chùa nổi tiếng ở Phú Thọ, là nơi tập hợp những giá trị tinh hoa và đặc sắc của dân tộc. Đặc biệt vào dịp Giỗ tổ hàng năm, nơi đây thu hút một lượng lớn khách du lịch tới làm lễ, dâng hương. Sau đây là những kinh nghiệm đi đền Hùng mà Vntrip.vn tổng hợp để các bạn có một chuyến du lịch khám phá vùng đất Tổ trọn vẹn nhất!

Giới thiệu về Đền Hùng

Quần thể di tích đền Hùng (ảnh sưu tầm)

Đền Hùng thực chất tên gọi viết tắt của quần thể du lịch đền chùa thờ phụng các vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng là khu di tích đặc biệt của quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng vào năm 1962. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cứ vào ngày mùng 10/3 hàng năm là ngày Giỗ tổ của các vị vua Hùng, Khu di tích Đền Hùng lại tổ chức rất nhiều các hoạt động, lễ hội như Lễ rước kiệu vua, lễ dâng Hương quy tụ sự tham gia của rất nhiều người dân từ mọi miền Tổ Quốc để bày tỏ lòng thành với các vị vua xưa. Nét văn hóa độc đáo này đã trở thành một phần đặc biệt không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”

Thời điểm thích hợp để du lịch đền Hùng

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch đền Hùng là vào dịp đầu xuân. Lúc này thời tiết tương đối chan hòa, mát mẻ. Đây cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều các lễ hội lớn. Tới đền Hùng vào mùa xuân, các bạn sẽ được trải nghiệm không khí rộn ràng, nhộn nhịp, đầy tấp nập.

Hướng dẫn di chuyển tới Đền Hùng Phú Thọ

Quần thể du lịch Đền Hùng nằm ở thành phố Việt Trì, cách thành phố Hà Nội khoảng 90 kilomet. Bởi vậy rất phù hợp cho những chuyến du lịch trong vòng 1 ngày.

Với xe máy có hai cung đường để bạn có thể lựa chọn:

  • Cung đường 1: Các bạn đi theo đường ra sân bây Nội Bài qua cầu Thăng Long. Đến khu vực đường Quốc lộ 2, mọi người đi tiếp tới Cầu Việt Trì. Qua trung tâm thành phố, mọi người rẽ trái tầm 10 kilomet nữa là tới Đền Hùng.
  • Cung đường 2: Bạn đi theo đường quốc lộ 32 tới Ba Vì (Sơn Tây). Đến cầu Trung Hà thì tiếp tục di chuyển tới Cầu Phong Châu. Qua Phong Châu, tiếp tục đi thẳng là đến đền Hùng.

Giá vé Đền Hùng

Giá vé của quần thể du lịch Đền Hùng bao gồm các loại vé như sau:

  • Vé vào bảo tàng 15.000/khách
  • Vé đi xe điện 50.000/khách
  • Vé lên các ngôi đền 10.000/khách

Các địa điểm du lịch tham quan tại Đền Hùng

  • Bảo tàng vua Hùng: là khu bảo tàng 2 tầng cao hơn 30 mét, là địa điểm trưng bày của 700 hiện vật gốc, 163 bức tranh, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình và rất nhiều các hiện vật đa dạng khác. Đến với bảo tàng, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật mang đậm tịnh lịch sử, được tìm hiểu về quá trình dựng nước, giữ nước của các 13 thế hệ các vị vua Hùng.
Bảo tàng vua Hùng
  • Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng: Đây đều là 4 ngôi đền thiêng liêng, nằm rải rác xung quanh quần thể du lịch Đền Hùng, đây là nơi khách du lịch có thể đến tham quan, khấn bái, làm lễ,…..
  • Đền mẫu Âu Cơ: Đây là công trình kiến trúc đặc biệt, nơi thờ phụng Âu Cơ là mẹ của vị vua Hùng đầu tiên, khai sinh ra nước Văn Lang. Đền Mẫu Âu Cơ mang nét thanh bình của một ngôi đền ẩn dưới một gốc đa cổ thụ, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, sau lưng có sông Hồng uốn khúc.
Đền Mẫu Âu Cơ (ảnh sưu tầm)
  • Hang Lạng: Hang nằm tại huyện Thanh Sơn có kích thước lớn với những thạch nhũ và hình thù lạ và vô cùng đẹp mắt.
  • Đầm Ao Châu: Có diện tích khoảng 2 km2 mặt nước, gồm 100 hòn đảo lớn nhỏ nằm tại huyện Hạ Hòa. Đây chính là nơi có hệ động thực vật phong phú và một bầu không khí thanh bình, yên lành.
  • Vườn quốc gia Xuân Sơn: Nằm tại huyện Thanh Sơn có diện tích lên tới 18.369 ha. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, cùng hệ sinh thái phong phú đa dạng. Tới đây bạn sẽ được tận mắt thấy những loài thực vật với số lượng lớn và đẹp như cây rau sắng, dẻ, mộc lan…

Suối Tiên: Tập trung hơn 10 thác nước lớn, nhỏ và những bãi đá cuội với đầy màu sắc. Đây cũng chính là nơi được nhiều du khách khi tới huyện Hạ Hòa.

Bài khấn đi lễ đền Hùng

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền.
Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ……………

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ,
Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,
Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.
Đi đến nơi, về đến chốn,
Tai qua nạn khỏi tháng ngày
Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.
Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.
Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.
Hạnh phúc thanh thản một đời.

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)

Văn khấn là phương tiện vô hình để kết nối giữa người trần và tâm linh. Khi đến với Đền Hùng, các bạn sẽ phải chuẩn bị một bài văn khấn đầy đủ để thể hiện được sự kính trọng, biết ơn đối với các vị vua Hùng. Đồng thời, gửi mong muốn, nguyện vọng để thần linh có thể soi xét và giúp bạn có thể thực hiện. Trong lúc khấn các bạn cần phải thành tâm, nghiêm túc để đúng với không khí tâm linh vốn có.

Ẩm thực tại Đền Hùng

Một số đặc sản nổi tiếng tại Đền Hùng mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua đó là bánh tai, thịt chua, trám om kho cá, rau sắn, rêu đá,….

Với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch đền Hùng trên đây hi vọng bạn sẽ có một chuyến hành trình thật suôn sẻ và bình an trong năm mới.

Luyến Nguyễn – Vntrip